Sách - Combo 6 Cuốn Bách Gia Chư Tử - SBOOKS

  • Sách - Combo 6 Cuốn Bách Gia Chư Tử  - SBOOKS
  • Sách - Combo 6 Cuốn Bách Gia Chư Tử  - SBOOKS
  • Sách - Combo 6 Cuốn Bách Gia Chư Tử  - SBOOKS
  • Sách - Combo 6 Cuốn Bách Gia Chư Tử  - SBOOKS
  • Sách - Combo 6 Cuốn Bách Gia Chư Tử  - SBOOKS
  • Sách - Combo 6 Cuốn Bách Gia Chư Tử  - SBOOKS
  • Sách - Combo 6 Cuốn Bách Gia Chư Tử  - SBOOKS

Sách - Combo 6 Cuốn Bách Gia Chư Tử - SBOOKS

FLASH SALE

628.000

394.000

Loại phiên bản
Phiên bản thông thường
Nhập khẩu/ trong nước
Trong nước
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
Loại nắp
Bìa mềm
Nhà Phát Hành
Sbooks
Năm xuất bản
2024
Số Trang
1402
Nhà xuất bản
NXB Văn Học

Đến nơi bán
Đổi ý miễn phí 15 ngày
Hàng chính hãng 100%
Miễn phí vận chuyển
Mô tả sản phẩm

THÔNG TIN TÁC PHẨM
Tên tác phẩm : Combo 6 cuốn (Khổng Tử + Tuân Tử + Lão Tử + Hàn Phi Tử + Mặc Tử + Quỷ Cốc Tử) - Sbooks
Tác Giả: Nhiều Tác Giả
Thương Hiệu: Sbooks
Nhà Xuất Bản: NXB Văn Học
Nhà Phát Hành: Sbooks
Năm: 2024
Số Trang: 1402
Loại bìa: Bìa mềm
_________________________________
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM

Khổng Tử
Khổng Tử là nhà giáo dục, nhà triết học, nhà chính trị nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, được tôn là “vạn thế sư biểu”, có nghĩa là bậc thầy muôn thuở. Đến tận hôm nay, những lời dạy và cách đối nhân xử thế của Khổng Tử vẫn được xem là mẫu mực, không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở các nước Á Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam.
Khổng Tử nói: “Ta từ nước Vệ quay trở về nước Lỗ, mới đem nhạc ra chỉnh lý, khiến cho Nhã về với Nhã, Tụng về với Tụng, mọi thứ đều có vị trí thích đáng”1.
Khổng Tử muốn phát huy cái đạo của bậc thánh hiền đời trước và đem ra dạy người, chứ không phải là tạo tác ra đạo gì mới.
Khổng Tử lại nói:
“Tường thuật mà không sáng tác, yêu thích văn hóa cổ đại bằng thái độ tin tưởng, ta tự so sánh bản thân với Lão Bành”.
Cái đạo của bậc thánh hiền đời xưa đều ghi chép ở cả trong những sách Dịch, Thư, Thi, Lễ, Nhạc. Khổng Tử xem xét kỹ những sách ấy, rồi giải thích những chỗ khó hiểu, để tìm ra cái nghĩa sâu xa hoặc xếp đặt lại cho thật rõ ràng. Khổng Tử lại làm ra bộ sách Xuân Thu để bày tỏ những cái quan niệm của mình về đường lối chính trị. Những sách của Khổng Tử san định, cả thảy có sáu bộ, được người đời tôn kính, gọi là lục kinh.
Tuân Tử
Tuân Tử là một nhà Nho, nhà tư tưởng của Trung Hoa vào cuối thời Chiến Quốc. Cùng với Mạnh Tử, ông là một trong những người nổi bật nhất trong những người kế thừa và phát triển tư tưởng Nho gia của Khổng Tử
Cũng giống như Mạnh Tử, Tuân Tử cũng thừa kế và phát triển thêm học thuyết Nho Gia của Đức Khổng Tử, nhưng kết cuộc thì khác nhau về tao ngộ. Theo lịch sử Trung Hoa, Mạnh Tử chỉ xếp sau Khổng Tử một bậc, những học thuyết, triết lý của ông rất được người đời kính nể, sách “Mạnh Tử” được liệt vào mười ba kinh thư, mà tầng lớp trí thức cổ kim ai nấy đều học theo. Trong khi đó sách Tuân Tử lại trái ngược, quan điểm tư tưởng của ông không được nhiều người coi trọng, thậm chí có những nơi còn coi đây là điều cực đoan
Hàn Phi Tử
Đối với văn hóa thế giới, Hàn Phi Tử là một tác phẩm hết sức độc đáo. Về mặt chính trị, nó là công trình quan trọng nhất của chính trị học Trung Hoa và một trong những tác phẩm đầu tiên của chính trị học thế giới. Về tư tưởng, nó xác lập trường phái Pháp gia, một trong bốn trường phái lớn nhất của tư tưởng Trung Quốc (Nho, Mặc, Lão, Pháp). Về văn học, nó là một công trình cực kỳ hấp dẫn. Trên cơ sở một cách trình bày khách quan, ta thấy toàn bộ xã hội cổ Trung Quốc sống lại với mọi quan hệ, vô số sự kiện. Và lạ hơn nữa, đọc cái công trình viết cách đây 2.300 năm này ai cũng giật mình về tính thời sự của nó. Ta có cảm tưởng rằng tác giả là người hiện nay, nói bằng ngôn ngữ và cách lý luận hôm nay về các quan hệ giữa người với người ngày hôm nay, không chỉ ở Trung Hoa mà ở cả thế giới, trong đó có Việt Nam. Ta bắt buộc phải thừa nhận con người viết ra nó thực sự là một thiên tài toàn diện. Một đầu óc lỗi lạc nhất của Trung Hoa và của loài người, con người Trung Quốc đầu tiên dám nhìn thẳng vào sự thật với tất cả cái tàn nhẫn của nó để tìm cách đưa đến một cuộc sống yên ổn cho người dân thường trong khuôn khổ của thời đại quân chủ.
Mặc Tử
Mặc Tử tên thật là Mặc Địch, người nước Lỗ, thời Chiến Quốc. Đến nay, năm sinh, năm mất của Mặc Tử vấn chưa rõ chỉ biết ông sinh vào khoảng thời sau Khổng Tử trước Mạnh Tử. Ban đầu ông theo học Đạo Nho nhưng về sau ông lại có những quan điểm và tư tưởng riêng, Mặc Tử cho rằng: “Nhân nghĩa của nhà Nho gần như lẩm cẩm, Lễ nhạc của nhà Nho quá ư phiền toái” nên ông đã tự khởi xướng ra học thuyết mới là Mặc Gia. Và đây là một trong những trường phái triết học nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại và đã từng có thời điểm phát triển huy hoàng. 
Lão Tử
Lão Tử là người huyện Khổ, nước Sở, sống trong thời Xuân Thu Chiến Quốc. Tương truyền ông là người viết bộ sách Đạo Đức Kinh, chủ yếu bàn về Đạo học và cách sống để hòa hợp với Đạo.
Ở Việt Nam, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã dịch và bình chú về cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Nhờ những cách hiểu và khám phá mới mẻ của mỗi nhà nghiên cứu mà nội dung quyển Đạo Đức Kinh ngày càng trở nên phong phú và nhiều màu sắc.
Nhà xuất bản Trẻ xin giới thiệu đến quý độc giả hai cuốn sách Lão Tử Đạo Đức Kinh và Lão Tử tinh hoa. Lão Tử Đạo Đức Kinh được học giả Nguyễn Duy Cần dịch trực tiếp từ bản gốc tiếng Trung Quốc, có kèm theo phần chú giải để độc giả tiện theo dõi. Lão Tử tinh hoa là cuốn sách bàn rộng ra về những nội dung cốt lõi của Đạo Đức Kinh. Trân trọng giới thiệu đến quý độc giả cả nước.
Quỷ Cốc Tử