Lão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến Lê - Triết Lý Và Đạo Đức Kinh Của Lão Tử - Tinh Hoa Lịch Sử Triết Học
159.000
122.430
Đến nơi bán
BIZBOOKS - Sách Bách gia tranh minh - Lão Tử Đạo đức kinh
---------------------------------------------------
Thông tin chi tiết:
- Năm xuất bản: 2020
- Nhà xuất bản: Hồng Đức
- Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
- Kích thước: 14*20.5 cm
- Số trang: 296
---------------------------------------------------
Giới thiệu sách:
Những phần chính của cuốn sách được đề cập sẽ có 3 phần: Phần 1 đời sống và tác phẩm; phần 2: Học thuyết; Phần 3: Đạo đức kinh.
Lão Tử để lại nhiều nguồn tri thức khiến người đời và hậu thế phải nghiêng mình khâm phục, người đọc tùy hoàn cảnh mỗi lần xem lại đắc thêm ý mới, có tác dụng dẫn dắt con đường tâm linh, dẫn chứng cho ý ông nói, thế nhân ai muốn định nghĩa Đạo mà ông giảng, sau một thời gian nhìn lại cũng tự thấy mình “lạc hậu”, nên không thể định nghĩa được là vậy.
Những thuyết Vô Vi, Thủy tính, Đạo đức kinh… đã viết cách đây hơn 3000 năm nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn còn rất nhiều giá trị.
Khổng Tử có lần gặp xong Lão Tử về nhà suy ngẫm mấy ngày mới nói mới nói: “Chim, ta biết nó có thể bay, ta dùng cung tên bắn. Cá, ta biết nó có thể bơi, ta dùng lưỡi câu. Thú, ta biết nó có thể chạy, ta có thể dùng lưới bắt. Còn như con rồng, ta không biết nó làm sao có thể lợi dụng sức gió mà bay tới tận trời cao. Ta sinh thời được gặp mặt Lão Tử, ông ấy cũng như con rồng kia thâm sâu không thể đo lường nổi! Ông đúng là Thầy của ta.”
Mỗi một triết thuyết lại có một cái hay riêng. Vì lẽ đó cụ Nguyễn Hiến Lê đã kỳ công tổng hợp và viết nên bộ sách Bách Gia Tranh Minh gồm các vị: Khổng Tử, Hàn Phi Tử, Lão Tử, Liệt Tử - Dương Tử, Mặc Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Tuân Tử tương ứng với 8 cuốn sách được Bizbooks phục dựng nội dung nguyên bản của tác giả để phục vụ đến quý bạn đọc.
Trích dẫn:
1. Lo thắng người thì loạn, lo thắng mình thì bình.
2. Nếu muốn được tất cả, phải từ bỏ tất cả.
3. Hiểu người là khôn, hiểu được mình mới là khôn thật sự.
4. Nếu biết vạn vật đều thay đổi, thì bản thân không nên cố nắm giữ điều chi.
5. Ai vội vàng tiến lên phía trước đều không thể đi xa.
6. Ai muốn hiển thị mình sẽ tự làm lu mờ bản thân.
7. Ai muốn chứng thực bản thân sẽ không tự biết bản thân mình là ai.
8. Ai muốn ước chế người khác thường không tự ước chế bản thân mình.
9. Không còn sự đối chọi, ma quỷ tự tiêu tan.
10. Nếu biết nhìn vào tâm mình, anh có thể tìm thấy tất cả các câu trả lời.
11. Nhu thắng cương, tĩnh thắng động.
12. Hãy để mọi chuyện tùy kỳ tự nhiên.
13. Nếu người muốn co lại, trước hết hãy cho phép nó duỗi ra. Nếu người muốn từ bỏ, hãy cho phép nó nhảy xuất ra. Nếu người muốn có điều gì, trước hết phải cho đi thứ đó.
14. Những khởi đầu tốt đẹp thường được ngụy trang thành một đoạn kết bi thảm.
15. Chú tâm đến sự công nhận của người khác rồi người sẽ trở thành tù nhân của chính họ.
16. Nếu một người có thể nhận ra mình không thiếu thứ gì, cả thiên hạ đã thuộc về người đó.
17. Vô hình vô tướng là niềm an lạc nhất.
18. Bậc trí tuệ là người biết những gì mình không biết