Tranh Thangka mật tông bổn tôn 60*90 chỉ tranh không có khung, tranh phật a di đà treo tường
1.300.000
1.300.000
Đến nơi bán
Tranh thêu dệt Thangka mật tông các vị bổn tôn 60*90 chỉ tranh không có khung, tranh phật a di đà treo tường - Bạch Ngọc Bồ Đề
Tranh Thangka Tây Tạng được vẽ trên vải dệt sợi đay rồi dùng mật của giống trâu Yawk trộn với bột đá để bồi mặt vải cho mịn, sau đó căng tấm vải đã bồi lên khung gỗ và dùng các loại màu khoáng hay bột vàng để vẽ. Tranh Thangka sau đó được khâu vào khung bằng lụa để dễ dàng cuộn lại, rất tiện lợi cho các nhà sư mang đi đến những nơi hành lễ, mang từ tự viện này đến tự viện khác và bảo quản.
Người ta tin rằng Tranh Thangka Tây Tạng không chỉ cảm nhận được bằng mắt mà còn bằng tâm, việc chiêm bái Tranh Thangka Tây Tạng một cách trang nghiêm sẽ giúp Phật tử nhập tâm, hóa thân với đối tượng được vẽ trong tranh, cảnh giới này có lẽ chỉ được nội truyền trong các tông phái mà không truyền cho người ngoài.
Ngoài ra các Phật tử khi chiêm ngưỡng những bức Thangka treo trên tường họ không chỉ cảm nhận vẻ đẹp trang nghiêm mà còn tin rằng sẽ nhận được những điều mầu nhiệm phát tỏa ra từ đó. Các Thangka vẽ các thần linh được coi là thần bảo hộ hoặc phù hộ
Dựa trên kỹ thuật và chất liệu, có thể chia tranh Thangka làm 2 loại: một là tranh vẽ trên vải britan và hai là làm bằng lụa, bao gồm cả kỹ thuật kết các mảnh lụa hoặc thêu. Tranh Thangka cũng có thể phân loại theo các tiêu chí đặc thù như:
1/ Tranh sơn màu tson-tang (loại phổ biến nhất).
2/ Tranh khâu kết các mảnh lụa go-tang.
3/ Tranh nền đen: vẽ nét bằng vàng kim trên nền màu đen, gọi là nagtang.
4/ Tranh in từng mảng – thể hiện bằng đường nét trên giấy hay trên vải bằng những bản in khắc trên gỗ.
5/ Tranh Thêu Dệt, gọi là tshim tang.
6/ Tranh vẽ trên nền màu vàng kim – một biểu tượng kiết tường, được dùng một cách cẩn trọng để vẽ chư thần và chư Phật đạt trình độ giác ngộ viên mãn.
7/ Tranh nền đỏ: vẽ nét tỉ mỉ bằng màu vàng kim, nhưng thường là dùng nét vàng kim trên màu đỏ son – gọi là martang.
Thông thường, tranh Thangka điển hình thường nhỏ khổ có chiều dài hay chiều rộng khoảng 40 cm đến hơn 100 cm, song vẫn có những bức tranh Thangka lễ hội rất lớn, thường là loại tranh khâu kết bằng nhiều mảnh vải/ lụa lại với nhau và vẽ hình tượng trên đó. Loại tranh này thường treo trên vách tự viện trong những lễ lạc đặc biệt. Loại tranh này có chiều rộng lớn hơn chiều cao, có thể rộng đến trên dưới 15 mét và cao hơn 7 mét.