Sách - Thiết Lập Giới Hạn Cho Trẻ Cá Tính
129.000
Đến nơi bán
Thiết lập giới hạn cho trẻ cá tính
Tác giả: Robert J. Mackenzie
Dịch giả: Mẹ Ong Bông
Nhà xuất bản: Lao động
Khổ: 15.5 x 24 cm
Số trang: 316 trang
Giá: 129.000đ
Ngày xuất bản: 7/2020
Nuôi dạy một đứa con “cá tính” quả thực là trải nghiệm vô cùng thú vị đối với công việc làm cha mẹ. Khác với những đứa trẻ “dễ bảo” khác, trẻ cá tính thường có xu hướng thách thức các giới hạn mà cha mẹ đặt ra, chúng ngang bướng, hay gây chuyện, khó bảo, bất chấp, quậy phá, ngang ngược, hay chỉ đơn giản được gọi là “không thể chịu nổi”… Chúng khiến người lớn cảm thấy khó chịu, làm đảo lộn cuộc sống, khiến không khí gia đình căng thẳng, thậm chí dẫn đến nguy cơ đổ vỡ. Có thể khẳng định rằng trẻ cá tính hoàn toàn bình thường, chúng không bị bất cứ tổn thương nào về não, rối loạn cảm xúc, hay khuyết tật gì (dù có thể có trường hợp đặc biệt)… nhưng các con thích thử nghiệm lâu hơn, thường xuyên hơn, chống đối ầm ĩ hơn, và phản kháng quyết liệt hơn.
Vậy phương pháp nào cho những trẻ cá tính này? Đó là thiết lập một giới hạn vừa Cứng rắn vừa Tôn trọng. Không mắng mỏ, không chỉ trích, không sỉ nhục hay hạ thấp con…, cũng không đánh giá vào giá trị con người trẻ, phương pháp này sẽ là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn hành vi tiêu cực của trẻ đồng thời cũng khiến trẻ tiếp thu kỷ luật và thực hiện nó hữu hiệu nhất. Phương pháp này cũng giúp khắc phục những sai lầm của cha mẹ khi đối phó với những hành vi cá tính của con, và từ những ví dụ cụ thể, cha mẹ có thể đưa ra phương pháp phù hợp nhất với con mình.
Cuốn sách Thiết lập giới hạn cho trẻ cá tính được chia chia thành hai phần để giúp bạn trả lời hai câu hỏi cơ bản: (1) Điều gì đang xảy ra? và (2) Bạn làm gì để giải quyết vấn đề này?
Các chương từ Một đến Năm sẽ giúp bạn nhận ra những vấn đề khó giải quyết giữa bạn và con, cũng như những giải pháp kém hiệu quả mà bạn đang áp dụng. Nếu không nhận ra được những điểm mấu chốt này, thì việc tránh lặp lại những sai lầm cũ sẽ trở nên rất khó khăn, thậm chí là không thể, bởi vì hầu hết chúng đều được thực hiện một cách vô thức.
Chương Năm đến chương Mười một là phần cốt lõi trong chương trình đào tạo kỹ năng của tác giả. Trong các chương này, bạn sẽ học cách đưa ra những thông điệp rõ ràng bằng lời, cách ngăn chặn các cuộc đối đầu quyền lực từ trong trứng nước, cách củng cố các quy định của bạn bằng hành động hiệu quả, cách xử lý sự phản kháng mà bạn có thể sẽ gặp phải và cách xây dựng hệ thống hỗ trợ để giữ bạn luôn đi đúng hướng. Ngăn chặn hành vi sai trái là một kỹ năng quan trọng, nhưng chỉ đưa ra các thông điệp và hậu quả rõ ràng không phải lúc nào cũng khích lệ được trẻ hoặc dạy được cho trẻ các kỹ năng cần thiết để hành xử phù hợp.
Chương Chín và chương Mười sẽ chỉ cho bạn cách thức thực hiện. Trong chương Chín, bạn sẽ học cách khích lệ đứa con cá tính hợp tác mà không cần đe dọa, mua chuộc, hay ép buộc. Trong chương Mười, bạn sẽ học được một loạt các chiến lược đơn giản nhưng hiệu quả để dạy trẻ các kỹ năng giải quyết vấn đề khi con thiếu các kỹ năng này để cư xử cho phù hợp.
Chương Mười một và Mười hai cung cấp sự hỗ trợ hết sức cần thiết cho các bậc phụ huynh. Trong chương Mười một, bạn sẽ học cách kiên nhẫn để vượt qua những thăng trầm trong quá trình thay đổi. Chương Mười hai sẽ giúp bạn cảm nhận chính xác những thay đổi khi chúng diễn ra và nhìn nhận sự việc từ góc độ bao quát hơn.
Trích đoạn sách:
Kỷ luật thiếu hiệu quả – cách nhanh nhất dẫn tới cuộc chiến quyền lực
Trẻ cá tính sẽ thử nghiệm nhiều hơn những trẻ khác và bởi trẻ luôn thử nghiệm nên bố mẹ phải sử dụng nhiều biện pháp hướng dẫn và kỷ luật hơn. Đây đơn giản là thực tế cuộc sống. Dù bạn áp dụng phương pháp nào, bạn sẽ cần phải sử dụng chúng thường xuyên. Trẻ cá tính cần phải liên tục trải nghiệm những ranh giới mà bạn đặt ra trước khi chấp nhận những giới hạn đó là điều bắt buộc phải làm, không còn lựa chọn nào khác.
Nếu phương pháp của bạn không rõ ràng hoặc không hiệu quả, bạn có thể sẽ gặp phải nhiều vấn đề bởi trẻ cá tính ít cho bố mẹ cơ hội thành công với các phương pháp kém hiệu quả.
Lấy ví dụ từ chính bản thân tôi: Nếu nói với cậu con trai biết vâng lời rằng: “Scott, hôm nay bố hy vọng con sẽ dành thời gian để dọn phòng mình”, tôi có thể dự đoán được rằng con sẽ thực hiện. Con sẽ nhanh chóng dọn sạch phòng và tôi sẽ không phải nói thêm gì nữa. Hiệu lệnh của tôi không hoàn toàn rõ ràng hay kiên quyết, nhưng mong muốn cơ bản của Scott là làm hài lòng và hợp tác với tôi. Nhưng với Ian thì tôi không thể thành công nếu đưa ra cùng một hiệu lệnh mơ hồ như vậy.
Con chắc chắn nói: “Con sẽ làm ạ,” sau đó trì hoãn công việc càng lâu càng tốt, với hy vọng tôi sẽ quên đi. Nếu con có làm, thì đó sẽ là hành động cuối cùng vào cuối ngày và chỉ vì tôi cương quyết buộc cháu phải làm thế.