Sách - Phương Pháp Giáo Dục Sớm Montessori Cho Trẻ Từ 0-3 Tuổi

  • Sách - Phương Pháp Giáo Dục Sớm Montessori Cho Trẻ Từ 0-3 Tuổi

Sách - Phương Pháp Giáo Dục Sớm Montessori Cho Trẻ Từ 0-3 Tuổi

59
267 đã bán
FLASH SALE

99.000

72.270

Nhập khẩu/ trong nước
Trong nước
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
Đổi ý miễn phí 15 ngày
Hàng chính hãng 100%
Miễn phí vận chuyển
Mô tả sản phẩm

Công ty phát hành: 1980 Books Tác giả: Kannari MikiNhà xuất bản: NXB Dân Trí Năm xuất bản: 2020 Số trang: 172Giới thiệu sách:Bạn đang có con ở độ tuổi 0-3? Đã bao giờ bạn cảm thấy bế tắc khi bạn nói con không nghe và bạn không muốn nghe con nói? Nếu bạn gặp phải rắc rối như vậy thì đây chính là cuốn sách dành cho bạn. “Phương pháp giáo dục sớm Montessori cho trẻ từ 0-3 tuổi” sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về tâm sinh lý của trẻ trong giai đoạn này, góp phần tháo gỡ những băn khoăn, lo lắng của bạn. Đọc cuốn sách, bạn sẽ biết được cách quan sát trẻ và hiểu ra rằng tất cả những dấu hiệu “bướng bỉnh” đó của trẻ luôn nằm trong quy luật phát triển bình thường của chúng. Thông điệp của cuốn sách là không áp đặt, không làm hộ, không quát mắng, bố mẹ giống như một người bạn đồng hành giúp đỡ trẻ, nhằm thúc đẩy trẻ phát lộ những khả năng tiềm ẩn và trao cho trẻ quyền được quyết định cuộc đời mình – dù chúng chỉ là những đứa trẻ lên 3! Bất kỳ đứa trẻ nào cũng được trang bị khả năng tự mình làm được. Để tin tưởng và mở rộng khả năng của trẻ, chỉ cần người lớn chúng ta không quên lập trường “giúp đỡ một chút” thì trẻ sẽ hoạt động một cách đầy năng lượng và người lớn có thể mỉm cười hằng ngày. Trong cuốn sách này tác giả có viết nhiều về những bí mật giúp trẻ em cũng như người lớn trở nên vui vẻ. Tất nhiên, việc nuôi dạy trẻ trong thực tế sẽ có những điều không giống như vậy, nhưng khi đọc xong cuốn sách này, chắc hẳn bạn sẽ nhìn nhận hành động của con cái theo cách nhìn mới mẻ hơn. Chúng ta sẽ hiểu được rằng những hành động không rõ nguyên nhân hoặc việc nghịch ngợm của trẻ đều có ý nghĩa của nó. Tất cả mọi đứa trẻ đều có khả năng phát triển chính mình (năng lực giáo dục tự thân). Đó không phải là giáo dục kiểu người lớn dạy trẻ em hoàn toàn cho đến khi chúng hiểu. Bản thân trẻ em biết được năng lực của bản thân mình và để nâng cao năng lực đó, trẻ sẽ thực hiện những hành động mà người lớn luôn tự hỏi rằng “tại sao trẻ lại như vậy”, hay trẻ sẽ lặp đi lặp lại những hành động giống nhau. Cách suy nghĩ như trên đang trở thành giả định mang tính tiền đề. Sau khi trẻ trải qua nhiều lần thất bại rồi vừa làm vừa sửa thì trẻ sẽ ngày càng thuần thục hơn. Việc người lớn tin tưởng vào năng lực của trẻ, theo sát trẻ thì đó chính là sự tôn trọng lớn nhất dành cho trẻ. Vì vậy, giáo dục Montessori là phương pháp tin vào năng lực bên trong của trẻ, để tăng cường nó, người lớn sẽ đóng vai trò là người xây dựng môi trường, theo sát trẻ, còn nhân vật chính là trẻ em. Người lớn chỉ tham gia với vai trò hỗ trợ. Nuôi dạy trẻ không phải là bắt chước theo các cơ sở có chuyên môn, rồi trang bị giáo cụ nuôi dạy trong gia đình. Chúng ta cần bắt đầu từ việc có suy nghĩ: “tiếp nhận trẻ”, “tin tưởng trẻ”, “tôn trọng trẻ”, “học từ trẻ” – đây là tinh thần học được từ giáo dục Montessori. Xuất phát từ suy nghĩ và tinh thần như trên, bố mẹ hãy cùng trẻ chia sẻ những cảm xúc, để có được cái nhìn đúng đắn và ấm áp hơn trong việc nuôi dạy trẻ.