Sách - Lời nói thần kỳ nuôi dưỡng những đứa trẻ hạnh phúc
89.000
Đến nơi bán
Lời nói thần kỳ nuôi dưỡng những đứa trẻ hạnh phúc
Công ty phát hành: Thái Hà
Tác giả: Erika Takeuchi
Dịch giả: Minh Nhật
Nhà xuất bản: Lao Động
Ngày xuất bản: 11/2020
Số trang: 230
Khổ giấy: 13 x 19cm
[ThaiHaBooks] Lời nói thần kỳ nuôi dưỡng những đứa trẻ hạnh phúc của Erika Takeuchi – người có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, có cơ hội tiếp xúc với gần 9.000 cặp bố mẹ và con gái. Trong suốt quá trình đó, tác giả nhận thấy được lời nói của bố mẹ có ảnh hưởng to lớn như thế nào đến tính cách của con cái.
Những đứa trẻ được khích lệ “Mẹ tin rằng con sẽ làm được” sẽ đón nhận thử thách không chút sợ hãi. Những đứa trẻ được động viên “Cố lên con nhé” sẽ luôn luôn nỗ lực. Những đứa trẻ được nghe lời “Cảm ơn con” sẽ trở thành những đứa trẻ biết giá trị của lòng biết ơn. Ngược lại, những đứa trẻ bị nói “Con chẳng được tích sự gì” sẽ trở nên tự ti, luôn mang ý nghĩ “Mình là đứa bỏ đi, chẳng được cái tích sự gì”.
Trẻ em sẽ ghi nhớ 30.000 từ cho đến hết năm 6 tuổi. Hãy biến 30.000 từ này trở thành những lời động viên tích cực để cổ vũ, động viên trẻ trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Tính tình của con trở nên tốt hay xấu đều tùy thuộc vào lời ăn tiếng nói của bố mẹ. Trong Lời nói thần kỳ nuôi dưỡng những đứa trẻ hạnh phúc tác giả sẽ chia sẻ cho bố mẹ từng giai đoạn phát triển của trẻ và những câu nói nên sử dụng để có thể đưa ra những câu nói hiệu quả.
0 tuổi: Tạo cảm giác yên tâm, nuôi dưỡng khả năng nhạy cảm
1 tuổi: Kích thích tính hiếu kỳ
2 tuổi: Tiếp nhận cảm xúc, xoa dịu sự bực dọc
3 tuổi: Vừa hỗ trợ vừa tập cho con tính tự lập
4 tuổi: Khả năng tự tư duy, biết vượt qua khó khăn
5 tuổi: Năng lực cảm thông, biết quan tâm đến người khác
6 tuổi: Nuôi dưỡng cảm giác khẳng định bản thân
Trích đoạn sách:
Thay câu mệnh lệnh thành câu hỏi “Con muốn như thế nào?” khiến trẻ phải suy nghĩ
Khi xảy ra vấn đề nào đó, lúc trẻ đang tự suy nghĩ, có phải người lớn thường đưa ngay cách giải quyết “Nên làm như này…”? Khi trẻ định thử làm gì, có phải người lớn thường cấm cản “Không được đâu”? Khi trẻ đặt niềm tin vào bản thân, có phải người lớn lại mang chuyện thất bại trong quá khứ ra để nói “Lúc nào con cũng vậy thôi”?
Khi trẻ gặp chuyện gì, hãy luôn đặt ra câu hỏi “Con nghĩ bây giờ phải làm thế nào?”, “Cách làm nào tốt hơn?”, để khiến trẻ phải suy nghĩ. Trẻ sẽ tư duy theo cách riêng và tự mình lựa chọn. Nếu việc này được tạo thành thói quen thường xuyên thì khi đối diện trước một vấn đề, trẻ sẽ có thể tự vấn bản thân “Sẽ phải làm thế nào nhỉ?”, và tự mình tìm ra cách giải quyết. Người lớn hãy thử thay đổi từng chút một, từ chỗ dạy cho trẻ một điều gì đó thành huấn luyện cho trẻ, đặt câu hỏi cho trẻ tự suy nghĩ. Hãy tìm cách gợi mở những tiềm năng của trẻ. Chỉ cần người lớn thay đổi cách nói của mình, chắc chắn sẽ thấy được những thay đổi to lớn ở trẻ.
Biết trước sự phát triển theo từng độ tuổi để có thể đưa ra những câu hỏi hiệu quả
0 TUỔI TẠO CẢM GIÁC YÊN TÂM, NUÔI DƯỠNG khả năng nhạy cảm
0 tuổi là giai đoạn quan trọng để nuôi dưỡng khả năng nhạy cảm, làm cơ sở cho cảm giác khẳng định bản thân. Dù trẻ chưa biết gì nhưng việc nói với con những lời đẹp đẽ “Thế giới mà con sinh ra thực sự là một nơi rất vui vẻ và tuyệt vời con ạ”, hay việc da tiếp da đầy đủ cộng với quá trình giao tiếp sử dụng nhiều từ ngữ phong phú nhằm truyền đạt thông điệp “Lúc nào cũng có mẹ ở đây, con yên tâm nhé” là những hành động cần thiết.